học piano tại thảo điền quận 2

học guitar tại thảo điền quận 2

học hát tại thảo điền quận 2

trung tâm âm nhạc quận 2

học đàn piano học đàn guitar học đàn organ học hát học vẽ
HỌC PIANO THẢO ĐIỀN QUẬN 2 - HỌC PIANO QUẬN 2 - HỌC PIANO AN PHÚ QUẬN 2 - HỌC PIANO AN PHÚ QUẬN 2 - HOC PIANO AN PHU QUAN 2 HỌC PIANO AN KHÁNH QUẬN 2 - HỌC PIANO AN KHANH QUAN 2 HỌC PIANO BÌNH AN QUẬN 2 - HOC PIANO BINH AN QUAN 2 HỌC PIANO THẢO ĐIỀN QUẬN 2 - HOC PIANO THAO DIEN QUAN 2 HỌC PIANO QUẬN 2 - HOC PIANO QUAN 2 TRUNG TÂM ÂM NHẠC QUẬN 2 - TRUNG TAM AM NHAC QUAN 2
CHO HỌC SINH ĐEO MŨ CHỐNG GIỌT BẮN LÀ ĐỂ TUYÊN TRUYỀN?
1192 Lượt xem

     TTO - Trong ngày học sinh trở lại trường, một số nơi xuất hiện hình ảnh học sinh đeo mũ chống giọt bắn phòng dịch COVID-19 được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo là không nên. Các trường nói gì?

 

Cho học sinh đeo mũ chống giọt bắn là để tuyên truyền? - Ảnh 1.

  Học sinh Trường tiểu học Núi Thành (Đà Nẵng) đeo mũ chống giọt bắn - Ảnh: FB

 

     Phụ huynh tài trợ, không bắt buộc đội

     Sáng 6-5, bà Đặng Thị Thuý Ái - hiệu trưởng Trường THPT Trần Quang KHải, Q.11, TP.HCM - cho biết: "Ở trường chúng tôi, phụ huynh và các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí để mua 2.400 cái mũ có tấm che trong suốt chống giọt bắn. Mỗi học sinh sẽ được phát 1 cái mũ và 9 khẩu trang vải (khẩu trang do UBND TP.HCM cấp). 

     Tuy nhiên, nhà trường chỉ yêu cầu học sinh bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đến trường chứ không bắt buộc phải đội mũ chống giọt bắn. Tuỳ từng gia đình, nếu phụ huynh cảm thấy cần thiết thì cho con mình đội mũ này đến trường, cảm thấy không cần thiết thì thôi". Cũng theo bà Ái: "Tuần đầu tiên mới chỉ có học sinh khối 12 đi học nên hiện các lớp vẫn được tách ra làm đôi để đảm bảo độ giãn cách như quy định và đảm bảo an toàn cho học sinh".

     Trong khi đó, ông Phan Huy, hiệu trưởng Trường THCS Collette (Q.3, TP.HCM), giải thích: "Phụ huynh trường chúng tôi tặng 2.000 cái mũ có tấm che trong suốt để chống giọt bắn. Ngay ngày đầu tiên học sinh đến trường, chúng tôi đã phát cho mỗi em một cái mũ để đội ngay. Tuy nhiên, tôi cũng đã chỉ đạo các lớp rằng không bắt buộc học sinh phải đội cái nón này trong suốt buổi học. Thay vào đó, chúng ta nên chờ thời gian xem học sinh có thích nghi với việc vừa đội mũ chống giọt bắn, vừa đeo khẩu trang khi ngồi học hay không?".

     Ông Huy cũng cho biết thêm: "Lúc đầu, nhà trường cũng có phần chủ quan khi nghĩ rằng có mũ chống giọt bắn thì không cần phải tách lớp ra làm đôi - rất phiền phức và gây áp lực cho giáo viên. Thế nhưng, sau ngày đầu tiên học sinh đến trường để làm các thủ tục khai báo y tế, chuẩn bị các biện pháp phòng chống dịch, sang ngày thứ hai là ngày học tập chính thức thì chỉ lác đác một số em có đội mũ chống giọt bắn đến trường. Nhiều em không đội và cho biết là cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Do đó, chúng tôi phải tiến hành tách lớp ra làm đôi để đảm đảm đúng quy định phòng dịch".

     Để tuyên truyền, không đeo suốt quá trình học

     Sáng 6-5, cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt - hiệu trưởng Trường tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu, Đà Nẵng) - cho biết trước khi học sinh trở lại trường, ban giám hiệu giao cho giáo viên chủ nhiệm có những hình thức đón học sinh, trang bị kỹ năng, kiến thức về phòng chống COVID-19. 

     Trong đó, ở một lớp 1 phụ huynh cùng giáo viên chủ nhiệm có ý tưởng chọn mua mũ chống giọt bắn là loại mềm, trong suốt và cùng nhau làm trong mấy ngày. Sáng hôm đón các cháu lại trường, giáo viên mở video dạy các em về phòng chống COVID-19 và cùng các em đội mũ này, phụ họa, khởi động trong ít phút. Sau đó, cô giáo thu lại, không đeo mũ trong suốt quá trình học.  

     "Thông qua minh họa trực quan để hướng dẫn các em biết COVID-19 lây qua đường hô hấp như vậy để các cháu biết. Đây chỉ là hoạt động trực quan hướng dẫn các em về phòng chống COVID-19 trong đầu giờ học" - cô Nguyệt cho hay. Theo cô Nguyệt, việc mang mũ chắn không phải chủ trương của trường, nhà trường khuyến khích các em đeo khẩu trang.

 

     * ThS TRẦN NGỌC LƯU PHƯƠNG, giảng viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch:

     Sử dụng lâu sẽ bị lệch khúc xạ

 

95792966_2815393998559500_1207838975088132096_n

  Ông Trần Ngọc Lưu Phương - Ảnh: V.C.T.

 

     Tôi rất bức xúc khi nhìn thấy hình ảnh các cháu nhỏ phải đội nón tấm chắn ngồi học. Là một bác sĩ nội soi tiêu hóa, trong những ngày mùa dịch COVID-19, chúng tôi bắt buộc phải đội những chiếc nón có tắm chắn bằng nhựa để phòng chống dịch bệnh. Còn trước đó, chúng tôi chỉ phải đội chiếc nón này khi thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật cho những bệnh nhân nguy cơ cao để phòng ngừa phơi nhiễm HIV/AIDS, để chặn máu và dịch tiết có bắn vào mắt khi làm thủ thuật.

     Trong lúc đội chiếc nón tấm chắn này để thực hiện thủ thuật và phẫu thuật nhìn những hình ảnh cũng khá lớn so với chữ viết trên bảng của các thầy cô, chúng tôi những người lớn đã thấy mỏi mắt, đeo lâu sẽ không chịu nổi. Tấm nhựa của chiếc nón để phòng chống những giọt bắn, không phải là một loại kính không độ nên nếu chỉ sử dụng ngắn hạn trong 5-10 phút thì không sao. Nhưng nếu sử dụng lâu hơn, đặc biệt là trong suốt một thời gian dài để tập trung nhìn những chi tiết nhỏ như chữ viết thì mắt sẽ bị lệch khúc xạ, phải điều tiết nhiều, gây đau đầu, chóng mặt, giảm năng suất học tập, và quan trọng là sẽ làm gia tăng các tật về khúc xạ ở mắt cho trẻ về sau...

     Bắt các cháu đeo chiếc nón tấm chắn này giống như kiểu bắt một người đeo kính không đúng độ. Nếu cứ bắt trẻ đeo trong một tháng, dự báo sẽ nhiều cháu bị tật khúc xạ, đau đầu, chóng mặt, phải xin nghỉ học. Và điều quan trọng hơn là Bộ Y tế hoàn toàn không đưa ra khuyến cáo này áp dụng cho các học sinh. Mà điều quan trọng nhất trong phòng chống dịch bệnh là rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang đúng cách.

       THÙY DƯƠNG ghi

 

    HOÀNG HƯƠNG - ĐOÀN CƯỜNG

           Nguồn tin: Tuoitre.vn

Bài viết khác