học đàn piano tại thảo điền quận 2

học đàn organ tại thảo điền quận 2

học vẽ tại thảo điền quận 2

trung tâm âm nhạc quận 2

học đàn piano học đàn organ học đàn guitar học vẽ học hát
HỌC PIANO THẢO ĐIỀN QUẬN 2 - HỌC PIANO QUẬN 2 - HỌC PIANO AN PHÚ QUẬN 2 - HỌC PIANO AN PHÚ QUẬN 2 - HOC PIANO AN PHU QUAN 2 HỌC PIANO AN KHÁNH QUẬN 2 - HỌC PIANO AN KHANH QUAN 2 HỌC PIANO BÌNH AN QUẬN 2 - HOC PIANO BINH AN QUAN 2 HỌC PIANO THẢO ĐIỀN QUẬN 2 - HOC PIANO THAO DIEN QUAN 2 HỌC PIANO QUẬN 2 - HOC PIANO QUAN 2 TRUNG TÂM ÂM NHẠC QUẬN 2 - TRUNG TAM AM NHAC QUAN 2
ĐẠI DỊCH NHẮC NHỞ CHÚNG TA PHẢI CHẬM LẠI VÌ SỨC KHỎE, AN TOÀN
1287 Lượt xem

      TTO - Tiếp nối bàn tròn Tập sống chậm từ mùa COVID-19 (Tuổi Trẻ ngày 6 và 7-4), Tuổi Trẻ giới thiệu một góc nhìn về văn hóa xếp hàng của tác giả Văn Quý Ngọc Ái - đồng sáng lập Tổ chức 1648kilomet.

 

Đại dịch nhắc nhở chúng ta phải chậm lại vì sức khỏe, an toàn - Ảnh 1.

  Khách hàng xếp hàng theo đúng vị trí được đánh dấu ở siêu thị Co.opmart Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, TP.HCM trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

 

     Thiên nhiên nhờ sự chậm lại của con người mà đang hồi phục thì chính chúng ta cũng nên chậm lại vì chúng mình, phải không?

     Dễ thấy hình ảnh người Việt vội vã chen lấn ở bất cứ đâu, đặc biệt là khi tham gia giao thông. Người ta tranh thủ từng giây đèn vàng để vọt qua ngã tư, vài giây đèn đỏ để vượt lên và bấm còi inh ỏi.

     Và rồi cũng chính những người ấy ngồi hàng giờ trong quán cà phê, mài nóng ghế trước màn hình tivi hay điện thoại.

      Nỗi sợ góp phần điều chỉnh hành vi

     Có lẽ phải đến thử thách mà đại dịch toàn cầu do virus corona gây ra, người Việt mới bị buộc nghiêm túc chấp hành việc xếp hàng.

     Lúc này đây, những quy định nghiêm ngặt phải giãn cách để an toàn, cửa hàng phục vụ số người tối đa không quá 20 người đã khiến người người dù vội vã mua hàng cũng phải chịu khó chậm lại không chỉ... vài giây hay một phút.

     Ấy là bởi những người cung cấp dịch vụ kiên quyết yêu cầu khách hàng tuân thủ quy định, nếu phá luật họ sẽ bị từ chối, thậm chí là bị xử phạt.

     Thêm nữa, ít nhiều nỗi sợ nhiễm virus, phải vào khu cách ly tập trung cũng góp phần điều chỉnh hành vi của người dân vốn chẳng màng gì đến điều nhỏ nhặt này. Thật chẳng nhớ đã từng có lần nào trong lịch sử nhân loại, con người phải đứng cách xa nhau 2m như năm 2020 chưa!

     Thang máy vốn là nơi người đứng sát người, không hiếm cảnh người bên trong thang máy chưa kịp ra thì người bên ngoài đã vội chen vào. Giờ đây, với những quy định mới, nhiều nơi chỉ cho phép hai người đứng theo khoảng cách được cho là an toàn.

    Cư dân trong hàng loạt chung cư từ bình dân đến cao cấp phải kiên nhẫn đợi đến phiên mình, chia nhau cái gật đầu thông cảm mà trước nay quên mất. Chúng ta dường như đang bị đặt vào tình thế "chỉ có thời gian" nên bao dung cho nhau hơn chăng?

      Không quên nghĩ đến người khác

     Người nghèo có vội không, họ hẳn là phải tranh thủ từng phút để chào mời được tờ vé số mới, chỗ ngồi trống trong quán cơm từ thiện. Chính những người quản lý các quán cơm Nụ Cười đã kiên nhẫn tập cho khách thói quen xếp hàng, chờ đến lượt.

     Nhiều người "bặm trợn" cố tình phá rào đã bị đám đông lên án dần phải quen theo nếp. Từng tham gia các buổi nấu, phát cơm tại một trong số các quán cơm từ thiện, tôi đã nhìn thấy nhiều lần bếp trưởng, anh chị em tình nguyện viên nhường phần ăn của mình cho các cô chú kiên nhẫn chờ đến lượt mà hết thức ăn.

     Chúng tôi vui vẻ uống tạm cốc nước đường cho dịu cơn đói vì mong không ai nghĩ họ chậm chân nên hết cơm. Vài người nhận ra điều chúng tôi làm, chủ động chia sẻ với những người đến trễ hơn chính mình để ai cũng được một bữa no.

     Dễ tìm thấy hình ảnh những "nạn nhân không triệu chứng của COVID-19" chia lượt đến nhận tấm lòng của đồng bào cho qua những ngày "cả nước đồng tâm hiệp lực chống dịch".

     Có người đứng tần ngần mãi vì không biết mình có khó hơn người khác để nhận một suất hỗ trợ chăng. Ấy chẳng phải là trong khó khăn vẫn không quên nghĩ đến người khác sao?

     Con người ở đâu cũng là người chỉ có 24 giờ/ngày, ngân hàng thời gian như nhau nhưng sao ở những nơi khác vẫn phải nhẫn nại tuân thủ khuôn phép? Ấy là đạo đức, chuẩn mực xã hội, lối sống được quy định mà mỗi công dân được giáo dục từ khi họ mới tấm bé.

     Và bây giờ, đại dịch nhắc nhở chúng ta, bất kể quốc gia, địa phương, địa vị nào cũng đang bị buộc phải chậm lại vì sức khỏe, an toàn không chỉ mỗi cho bản thân, gia đình mà còn của cả cộng đồng.

     Khi mọi người đều bình đẳng trước sự tấn công của virus corona từ xuất thân hoàng tộc, thủ tướng một nước đến bác sĩ hay người bình thường thì chuyện nhẫn nại không chỉ vài tuần mà thậm chí vài tháng có lẽ sẽ khiến người thời hiện đại sống chậm hơn.

     Thiên nhiên nhờ sự chậm lại của con người mà đang hồi phục thì chính chúng ta cũng nên chậm lại vì chúng mình, phải không? Chẳng khó đâu, chỉ là đại đa số người Việt chưa xem trọng, chưa có cơ hội thực hành chăm chỉ mà thôi. Hi vọng thói quen này sẽ đi cùng với nhiều người, kể cả khi mọi thứ được phép bình thường trở lại.

      Xếp hàng - quy tắc cơ bản

     Còn nhớ ngày bé theo mẹ đi chợ, tôi thường thấy mẹ kiên nhẫn đứng đợi người có chung lựa chọn con cá, mớ rau như mình chọn và trả giá. Cũng đôi lúc mẹ bị người khác chen ngang, cố tình hớt tay trên.

     Những lúc ấy bà chỉ đơn giản là bỏ đi, quá lắm thì nhắc nhở nhẹ nhàng rằng làm thế là bất lịch sự. Tôi đã không ít lần nhắc nhở những người chen ngang tại sân bay, siêu thị, chợ, trên đường...

     Họ có thể khác nhau về độ tuổi, vóc dáng, khuôn mặt, cả trình độ học vấn nhưng chung một trạng thái vội vã, muốn vượt lên bằng mọi giá dù chỉ để tiến tới trước vài bước chân.

     Khi còn ít tuổi, tôi chỉ nhún vai cho qua, cùng lắm là mặt nặng mày nhẹ mà chỉ chính mình biết. Dần dà, lúc đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hóa khác nhau, tôi quyết định phải lên tiếng vì có không ít người Việt chẳng biết đến quy tắc cơ bản này.

                   

                            VĂN  QUÝ NGỌC ÁI

                           Nguồn tin : Tuổi trẻ.vn

 

Bài viết khác