học piano tại thảo điền quận 2

học guitar tại thảo điền quận 2

học hát tại thảo điền quận 2

trung tâm âm nhạc quận 2

học đàn piano học đàn organ học đàn guitar học hát học vẽ
HỌC PIANO THẢO ĐIỀN QUẬN 2 - HỌC PIANO QUẬN 2 - HỌC PIANO AN PHÚ QUẬN 2 - HỌC PIANO AN PHÚ QUẬN 2 - HOC PIANO AN PHU QUAN 2 HỌC PIANO AN KHÁNH QUẬN 2 - HỌC PIANO AN KHANH QUAN 2 HỌC PIANO BÌNH AN QUẬN 2 - HOC PIANO BINH AN QUAN 2 HỌC PIANO THẢO ĐIỀN QUẬN 2 - HOC PIANO THAO DIEN QUAN 2 HỌC PIANO QUẬN 2 - HOC PIANO QUAN 2 TRUNG TÂM ÂM NHẠC QUẬN 2 - TRUNG TAM AM NHAC QUAN 2
ĐỂ KHÔNG AI QUÊN HAI CHỮ AN TOÀN
1360 Lượt xem

     TTO - Hoạt động trở lại, không chỉ với ngành du lịch, mà tất cả các ngành nghề khác, cần phải có bộ quy tắc cụ thể, đánh giá rủi ro, hoàn thiện phòng dịch để cân bằng giữa rủi ro kinh tế và phòng dịch.

 

     Mở cửa lại dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, Đà Lạt đã chứng kiến sự hồi sinh của ngành du lịch. Khách đến Đà Lạt nằm ngoài dự báo của địa phương, bất kể hạn chế bởi quy định phòng dịch.

     Đáng mừng là bộ máy phục vụ du lịch phải tạm dừng, khi chạy lại vẫn trơn tru. Các cơ sở du lịch bớt thua lỗ. Hàng ngàn lao động mất việc hoặc có nguy cơ mất việc được đi làm trở lại. Cái được lớn nhất đó là có thêm kinh nghiệm để đưa mọi hoạt động trở lại bình thường gắn với phòng dịch.

     Nói vận hành trở lại, không đơn giản như vậy mà phải gắn với phòng dịch. Với ngành du lịch, ẩn chứa sau đó là nhiều thay đổi trong suy nghĩ, hành động của người làm du lịch. Bởi mọi người đang sống trong điều kiện bình thường mới.

     Không còn du khách nước ngoài, trước mắt chỉ là du khách nội địa. Du khách cũng không dư dả chi tiêu như trước bởi dịch đã làm thu nhập của nhiều người giảm sút. Chưa kể họ vẫn chưa an tâm "rong chơi" bởi nguy cơ dịch bệnh vẫn rình rập...

     Vì vậy phải thay đổi. Nếu trước đây người làm du lịch xem tình trạng quá tải là "lỗi" của du khách, nay họ nhận lỗi thuộc về người đón khách chưa đủ chu đáo.

     Người làm du lịch thôi nói đến chuyện "Đà Lạt thất thủ", bởi cách nói đó là xem du khách như những người "xâm chiếm" sự bình yên của Đà Lạt.

     Nhắc chuyện này để nhìn rộng hơn, rằng du lịch Việt Nam vẫn có thể trụ được dù không có khách quốc tế (chỉ chiếm hơn 20%).

     Muốn vậy, phải mang đến cho du khách sự an toàn bằng những phương án, quy định phòng dịch minh bạch và hiệu quả kèm theo xử lý hạ tầng du lịch cho phù hợp với quy mô đón khách là vấn đề sống còn cho những thành phố đang sống dựa vào du lịch.

     Mở cửa trở lại, có lẽ, người có trách nhiệm quản lý cũng bối rối, phải đắn đo nhiều lắm. Vì mở cửa trở lại cũng đồng nghĩa đối mặt với rủi ro y tế. Chọn đóng cửa, phải đối mặt với rủi ro kinh tế quá lớn.

     Để đưa ra quyết định "đóng hay mở" giảm tối đa rủi ro cho cộng đồng, phải dựa trên cơ sở khoa học.

     Vì vậy, hoạt động trở lại, không chỉ với ngành du lịch, mà tất cả các ngành nghề khác, cần phải có bộ quy tắc cụ thể, đánh giá rủi ro, hoàn thiện phòng dịch để cân bằng giữa rủi ro kinh tế và phòng dịch.

     Bộ quy tắc sẽ chi phối hành vi người kinh doanh vận tải, người làm việc trong ngành lưu trú, nhà hàng, điểm du lịch, lữ hành... trong sàng lọc rủi ro dịch bệnh.

     Quy tắc cần tính đến từng chi tiết để có thể phản ứng thật nhanh với nguy cơ phát sinh từ chính những địa điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn hay từng chuyến xe chở khách.

     Có quy tắc cũng giúp cơ quan quản lý, vốn không thể có tai mắt khắp nơi, có thể phối hợp với nhân sự ngành du lịch để cùng phòng dịch và tổ chức hoạt động du lịch hiệu quả.

     Quy định càng cụ thể sẽ giúp cơ quan chức năng địa phương dễ dàng chế tài những du khách hoặc người kinh doanh không tuân thủ các quy định chống dịch.

     Được như vậy, trách nhiệm của cơ quan quản lý không đổi nhưng trách nhiệm của người tham gia kinh doanh du lịch tăng lên.

     Vì nồi cơm của mình, họ sẽ phối hợp cực kỳ tốt với cơ quan chức năng để phòng dịch. Và đó cũng chính là hành lang để người dân, doanh nghiệp mở cửa trở lại trên nguyên tắc an toàn.

 

             Ông TRỊNH BÁ DŨNG

  (Hiệp hội Du lịch tỉnh Lâm Đồng)

          Nguồn tin: Tuoitre.vn

Bài viết khác