học piano tại thảo điền quận 2

học organ tại thảo điền quận 2

học hát tại thảo điền quận 2

trung tâm âm nhạc quận 2

học đàn piano học đàn organ học đàn guitar học hát học vẽ
HỌC PIANO THẢO ĐIỀN QUẬN 2 - HỌC PIANO QUẬN 2 - HỌC PIANO AN PHÚ QUẬN 2 - HỌC PIANO AN PHÚ QUẬN 2 - HOC PIANO AN PHU QUAN 2 HỌC PIANO AN KHÁNH QUẬN 2 - HỌC PIANO AN KHANH QUAN 2 HỌC PIANO BÌNH AN QUẬN 2 - HOC PIANO BINH AN QUAN 2 HỌC PIANO THẢO ĐIỀN QUẬN 2 - HOC PIANO THAO DIEN QUAN 2 HỌC PIANO QUẬN 2 - HOC PIANO QUAN 2 TRUNG TÂM ÂM NHẠC QUẬN 2 - TRUNG TAM AM NHAC QUAN 2
GIA ĐÌNH DẤU YÊU: DẠY CON BẰNG TÌNH THƯƠNG
1319 Lượt xem

     Ba mẹ tôi không quát mắng hay dùng đòn roi nhưng ông bà luôn dạy con hiểu rằng nhà mình nghèo khó nên các con phải có ý thức tự giác.

 

 /// Văn Nguyễn

  Ảnh minh họa: Văn Nguyễn

    

     Thuở nhỏ, nhà tôi nghèo lắm. Ba mẹ tôi phải đi làm xa để kiếm sống. 12 tuổi, tôi đã thay ba mẹ quán xuyến nhà cửa, lo cho các em. Được cái, nhờ cách dạy con của ba mẹ,  các em tôi rất ngoan. Ba mẹ hay vắng nhà nhưng đứa nào cũng ham học hơn chơi.

     Ba mẹ tôi không quát mắng hay dùng đòn roi nhưng ông bà luôn dạy con hiểu rằng nhà mình nghèo khó nên các con phải có ý thức tự giác, ngoan ngoãn, yêu thương nhau và quý trọng sức lao động vì ba mẹ kiếm được đồng tiền rất khó khăn.

     Thương ba mẹ vất vả, chúng tôi không dám trái ý, đòi hỏi ba mẹ mua cái này cái kia, hay so sánh với người khác dù nhiều lúc nhìn bạn bè có món này món nọ cũng không tránh khỏi thèm thuồng.

     Lớn lên, đi làm có tiền nhưng chúng tôi vẫn quen cách  dạy con chi tiêu căn bản của gia đình ngày còn nhỏ. Ba mẹ tôi rất tự hào vì chị em tôi tuy không thành danh ngoài xã hội nhưng lại là những đứa con ngoan, hiếu thuận và hết lòng vì gia đình.

     Trong khi đó, nhà cô chú hàng xóm của tôi rất khá giả, cô chú lại tự hào mình là trí thức nên rất nghiêm trong việc dạy con. Cô chú mua cho hai con rất nhiều đồ chơi, sách truyện, đồ đạc thích gì có đó nhưng bù lại, họ gần như “giam lỏng” bọn trẻ, không cho qua lại bạn bè hay tiếp xúc với lũ trẻ con hàng xóm. Chỉ cần chúng có lỗi gì dù nhỏ là bị chú đánh đòn rồi dùng hình phạt đủ kiểu khiến hai đứa cứ nơm nớp sợ mắc lỗi. Với quan niệm dạy con  được “chu cấp” đủ đầy nên con mình phải hoàn hảo, cô chú luôn an tâm với chế độ “thiết quân luật” của mình và không chấp nhận sai sót (nếu có). Mọi chuyện chỉ bùng nổ khi đứa con gái học lớp 12 không được ba mẹ cho cắm trại qua đêm với lớp đã uất ức bỏ đến nhà bạn ở làm cô chú một phen lên ruột. Đứa con trai sau vài lần thi rớt đại học vì cô chú ép vào một ngành nó không thích đã có biểu hiện buông xuôi, tập tành đàn đúm với đám thanh niên nghiện game, ham chơi hơn học. Khi đi tư vấn, cô chú mới nhận ra do bị kèm cặp thái quá, bọn trẻ luôn sống trong tâm trạng ức chế, bất mãn, chỉ chờ dịp bùng nổ hoặc phản kháng.

     Với trẻ con, “kỷ luật sắt” hay sự nuông chiều thái quá đều không đem lại hiệu quả tích cực. Trẻ con như cây non đang phát triển, nếu không uốn nắn kịp thời, làm sao không khỏi mọc ngả nghiêng. Nhưng ép trẻ vào những khuôn khổ méo mó, e rằng khi lớn lên trẻ cũng chỉ là những “sản phẩm lỗi” của bố mẹ, không mặt này thì mặt khác. Cứ để trẻ tự do (có điều kiện, trong khuôn phép nhất định) rồi dạy con tự bảo vệ mình trước cám dỗ, khả năng thích nghi và ứng phó với những thử thách của cuộc sống. Đó mới là chất “đề kháng” hữu hiệu để trẻ “miễn nhiễm” trước nguy cơ sa ngã. Hơn nữa, trẻ cần phát triển cả đời sống tinh thần chứ không chỉ vật chất là đủ.

     Theo tôi, tác động vào tình cảm, lòng trắc ẩn của con cái dành cho gia đình là phương pháp giúp trẻ dễ “thẩm thấu” vì có đứa trẻ nào lại không thương cha mẹ, anh em? Cách dạy con của ba mẹ giờ trở thành bài học mà tôi áp dụng cho các con mình.

 

                Duy Bách

     Nguồn tin: Thanhnien.vn

Bài viết khác