học piano tại thảo điền quận 2

học guitar tại thảo điền quận 2

học hát tại thảo điền quận 2

trung tâm âm nhạc quận 2

học đàn piano học đàn organ học đàn guitar học hát học vẽ
HỌC PIANO THẢO ĐIỀN QUẬN 2 - HỌC PIANO QUẬN 2 - HỌC PIANO AN PHÚ QUẬN 2 - HỌC PIANO AN PHÚ QUẬN 2 - HOC PIANO AN PHU QUAN 2 HỌC PIANO AN KHÁNH QUẬN 2 - HỌC PIANO AN KHANH QUAN 2 HỌC PIANO BÌNH AN QUẬN 2 - HOC PIANO BINH AN QUAN 2 HỌC PIANO THẢO ĐIỀN QUẬN 2 - HOC PIANO THAO DIEN QUAN 2 HỌC PIANO QUẬN 2 - HOC PIANO QUAN 2 TRUNG TÂM ÂM NHẠC QUẬN 2 - TRUNG TAM AM NHAC QUAN 2
HIỆP HỘI PHÁT HÀNH PHIM "CẦU CỨU" THỦ TƯỚNG ĐỂ BẢO VỆ 10.000 LAO ĐỘNG
1158 Lượt xem

     TTO - Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam gửi công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ để tránh sa thải hàng loạt và giải quyết khủng hoảng thanh toán do COVID-19.

 

Hiệp hội phát hành phim cầu cứu Thủ tướng để bảo vệ 10.000 lao động - Ảnh 1.

  Rạp chiếu phim ở Vincom Đồng Khởi (quận 1, TP.HCM) vắng khách hồi tháng 2 - Ảnh: NHẬT THỊNH

 

     Ngày 16-4, Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam gửi công văn về "Hỗ trợ doanh nghiệp điện ảnh" lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng các bộ liên quan và Ngân hàng Nhà nước.

     Theo công văn, từ cuối tháng 1-2020, do đại dịch COVID-19, ngành công nghiệp điện ảnh chịu ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt, từ tháng 2-2020, các rạp chiếu phim phải đóng cửa nhằm ngăn chặn dịch, doanh thu từ hoạt động chiếu phim và phát hành phim của toàn ngành gần như bằng 0.

     Trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn phải gồng gánh chi phí như tiền thuê mặt bằng, lương và phúc lợi nhân viên.

     Theo hiệp hội, nếu tình hình này kéo dài, các doanh nghiệp điện ảnh dù lớn hay nhỏ đều đối mặt nguy cơ phá sản, kéo theo sự suy thoái của toàn ngành. Do đó, công văn đưa ra 3 đề nghị chính nhằm tạo động lực cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

     1. Hỗ trợ duy trì lao động tránh sa thải hàng loạt: Công văn viết: "Để tránh tình trạng các doanh nghiệp buộc phải sa thải hàng loạt người lao động (gần 10.000 người lao động), rất mong Chính phủ và các cơ quan ban ngành hỗ trợ một phần quỹ lương cho doanh nghiệp điện ảnh tương đương mức lương tối thiểu theo vùng/người lao động/tháng trong suốt thời gian xảy ra đại dịch COVID-19".

     2. Hỗ trợ giải quyết khủng hoảng về thanh toán: Hiệp hội đề nghị Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ nhằm tái cấu trúc nợ vay, giảm hoặc miễn lãi vay hoặc cấp gói tin dụng ưu đãi mới nhằm giúp doanh nghiệp điện ảnh duy trì hoạt động trong thời gian đóng cửa.

     Bên cạnh đó là các đề nghị như: miễn đóng bảo hiểm xã hội và các loại bảo hiểm khác, phí công đoàn đến hết ngày 31-12-2020; miễn 50% thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31-12-2020; giảm 50% giá dịch vụ điện nước đến hết 31-12-2020...

     3. Hiệp hội đề nghị được "hỗ trợ bình ổn hoạt động rạp chiếu phim khi trở lại sau COVID-19". Điều này có thể thực hiện qua các chương trình quảng bá phim ảnh nhằm kích cầu cho toàn bộ ngành kinh doanh này.

     Đầu tháng 4, trả lời Tuổi Trẻ Online, đại diện các hãng phim BHD, Galaxy, hay Hiệp hội Xúc tiến và phát triển điện ảnh Việt Nam đều thừa nhận tình hình của ngành kinh doanh phim ảnh là rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp bên bờ vực phá sản. Các hãng đều phải gồng gánh chi phí cố định hàng tháng là hàng chục tỉ đồng dù không có doanh thu.

     Từ 2010 đến 2019, số lượng rạp chiếu phim hiện đại tăng từ 90 lên 1.096 (tăng 1.104%), số lượng xem phim chiếu rạp tại Việt Nam tăng 7 triệu lên 57 triệu/năm (tăng 714%), tổng doanh số phim rạp tăng từ 540 tỉ đồng lên 4.147 tỉ đồng (668%). Hiện nay, toàn ngành có khoảng 10.000 lao động.

 

             Mi Ly

  Nguồn tin: Tuoitre.vn

Bài viết khác