học piano tại thảo điền quận 2

học guitar tại thảo điền quận 2

học hát tại thảo điền quận 2

trung tâm âm nhạc quận 2

học đàn piano học đàn organ học đàn guitar học hát học vẽ
HỌC PIANO THẢO ĐIỀN QUẬN 2 - HỌC PIANO QUẬN 2 - HỌC PIANO AN PHÚ QUẬN 2 - HỌC PIANO AN PHÚ QUẬN 2 - HOC PIANO AN PHU QUAN 2 HỌC PIANO AN KHÁNH QUẬN 2 - HỌC PIANO AN KHANH QUAN 2 HỌC PIANO BÌNH AN QUẬN 2 - HOC PIANO BINH AN QUAN 2 HỌC PIANO THẢO ĐIỀN QUẬN 2 - HOC PIANO THAO DIEN QUAN 2 HỌC PIANO QUẬN 2 - HOC PIANO QUAN 2 TRUNG TÂM ÂM NHẠC QUẬN 2 - TRUNG TAM AM NHAC QUAN 2
TÚI GẠO, THÙNG MÌ VÀ NHỮNG MẢNH ĐỜI KHÓ KHĂN DÌU NHAU QUA MÙA DỊCH
1139 Lượt xem

     Nhận được 10 kg gạo hỗ trợ từ Grab, anh Tuyên dùng một nửa để trả khoản “nợ gạo” đã vay hàng xóm, nửa còn lại, anh chia thêm 2 kg cho cô ve chai vô tình gặp trên đường.

 

     Sự nghiệp và gánh nặng phía sau chiếc xe bốn bánh

     Chúng tôi gặp anh Thượng Minh Tuyên tại điểm tiếp sức “Cùng Grab chung tay - Vững vàng vượt khó”, phấn khởi nhận 10 ký gạo và một thùng mì ăn liền từ tay đại diện Grab. Nhìn dáng dấp cao ráo cùng chiếc xe hơi, ít ai nghĩ tài xế GrabCar phải nhận phần lương thực nghĩa tình, vốn dành cho những tài xế có hoàn cảnh thực sự khó khăn, giảm thu nhập trong đại dịch.

     “Người ta thấy mình có xe ô tô chạy Grab thì nghĩ mình khá giả lắm", anh Tuyên chia sẻ. “Ai cũng bảo sao ngày thường không chịu khó dành dụm mấy triệu, thì giờ dịch đâu đến nỗi khó đến miếng cơm cũng phải đi vay. Nhưng nợ còn chưa trả dứt thì lấy đâu ra khoản để dành…”, giọng anh nghẹn ngào.

     Anh kể, ngày nhận xế hộp bốn bánh từ đại lý, anh đã ngồi nhìn ngắm chiếc xe cả một ngày. Chiếc sedan hạng B bốn chỗ rộng rãi, có màn hình dẫn đường là bước khởi đầu cho sự nghiệp mới của người tài xế. Xen lẫn trong niềm vui, anh Tuyên không khỏi thấp thỏm lo lắng vì khoản tiền mua xe mượn từ người thân. “Nợ gia đình nặng chẳng kém gì nợ ngân hàng. Không ai siết lãi, nhưng mỗi đồng tiền đều là chân tình và sự tử tế của họ hàng", anh Tuyên chia sẻ.

     Hai năm qua, anh đều đặn bật app từ sáng sớm, chạy đến khuya mỗi ngày. Những hôm xong cuốc xe lúc nửa đêm, anh nghỉ ngơi luôn trên xe chứ không về nhà. Chạy được bao nhiêu, anh dành 60-70% gửi gia đình để trả nợ. Khoản còn dư, anh dùng trang trải cá nhân, dành chút đỉnh mua quà vặt cho con gái đang sống với vợ cũ. Anh ly thân đã bốn năm, nhưng chưa nghĩ đến chuyện tiến thêm bước nữa vì cuộc sống còn bấp bênh.

 

Chiếc xe ô tô chạy dịch vụ đôi khi là gánh nặng đối với các tài xế 4 bánh (Hình ảnh minh họa)

  Chiếc xe ô tô chạy dịch vụ đôi khi là gánh nặng đối với các tài xế 4 bánh (Hình ảnh minh họa)

 

     Nhưng khó khăn chẳng mài mòn được sự tử tế, sẻ chia

     Từ sau Tết, khi số ca bệnh cứ ngày một tăng, những cuốc xe cứ thế vơi dần. Thu nhập ngày một sụt giảm, anh Tuyên bỏ hẳn ngày nghỉ cuối tuần để làm việc. Anh dọn ra căn phòng trọ vỏn vẹn hơn 10 m2, để chỗ ở tại nhà mẹ đẻ cho thuê kiếm tiền. Rồi ngày 31.3, khi Chỉ thị 16 được ban hành, anh Tuyên và các đồng nghiệp bốn bánh tạm dừng hoạt động.

     Công việc thì tạm dừng nhưng các khoản chi tiêu vẫn đè nặng: tiền đậu xe, sinh hoạt phí thường ngày… Gần dãy trọ có cơ sở làm cơm văn phòng, anh nhanh nhẹn nhận một chân giao hàng. Người ta trả 100.000 đồng mỗi ngày.

     Chuỗi ngày “giãn cách xã hội” kéo xa những người như anh Tuyên khỏi chiếc cần câu cơm. Anh thắt lưng buộc bụng, xoay sở đủ nghề. Đến một ngày, người đàn ông đầu hai thứ tóc cũng phải “muối mặt" mượn hàng xóm 3 ký gạo, rồi chiên cái trứng, xào lạng rau cho qua bữa. “Không ngờ, mấy ngày sau thấy Grab có chương trình hỗ trợ gạo và mì gói cho tài xế hoàn cảnh khó khăn, mình liên hệ tổ đội hỏi liền cách đăng ký", ánh mắt có phần phong trần của người tài xế ánh lên niềm vui chân thành khi kể về chương trình tiếp sức của nền tảng.

 

Những túi gạo, thùng mì trở thành món quà tiếp sức thiết thực nhất cho cánh tài xế trong mùa dịch

  Những túi gạo, thùng mì trở thành món quà tiếp sức thiết thực nhất cho cánh tài xế trong mùa dịch

 

     “Bên Grab bảo có 10 ký gạo và 1 thùng mì thôi, của ít lòng nhiều, mong có thể san sẻ phần nào khó khăn cùng anh em. Nhưng hoàn cảnh của mình bây giờ thì đừng nói 10 ký, 1-2 ký gạo cũng đã là quý lắm rồi…”.

     Món quà từ Grab trong đại dịch chẳng khác nào chiếc “máy thở” cho anh Tuyên. Nhưng khi được hỏi về kế hoạch “ăn tiêu" lượng lương thực này, người tài xế bất chợt gãi đầu cười, “Trả “nợ gạo” hết 5 ký, tại mình vay người ta, phải “trả lãi" chứ sao trả mỗi vốn được. Định giữ lại 5 ký ăn trong mùa dịch, mà đi đường lại thấy cô ve chai tội quá, nên chia thêm cho cô 2 ký đặng có bữa cơm đàng hoàng”.

     “Ve chai, rác mùa này cũng ít như cuốc xe. Thôi thì mình lá rách đùm lá rách hơn. Mình còn đủ sức chống đỡ, chứ cụ già biết kiếm đâu ra miếng ăn, không nỡ nhìn họ bữa cơm không có”, anh Tuyên nói với chất giọng đầy xen ưu tư.

     Dường như đại dịch với muôn vàn cái khó cũng chẳng thể mài mòn sự tử tế của con người. Những câu chuyện tình người vẫn sẽ được viết tiếp, bởi doanh nghiệp dang tay ôm lấy người lao động, bởi những cảnh lá rách đùm lá rách hơn... Những túi gạo, thùng mì trong thời điểm này không chỉ là bữa cơm no ấm, mà còn nhen lên nhiều đốm lửa tình người, để các tài xế mang nó lan tỏa thêm đến cả một cộng đồng đang gặp khó khăn.

     Trong khuôn khổ chương trình “Cùng Grab chung tay - Vững vàng vượt khó”, Grab đã phối hợp với hệ thống cửa hàng thực phẩm Co.op Food, tặng gần 80 tấn gạo và 8.000 thùng mì ăn liền cho các đối tác tài xế Grab có hoàn cảnh thực sự khó khăn và hoạt động tích cực trên nền tảng.

     Từ ngày 19.4.2020, Grab cũng hỗ trợ hàng ngàn phần quà cho các bác tài bất kể màu áo. Tất cả các hoạt động đều có kinh phí trích từ nguồn ngân sách 70 tỉ đồng mà hãng đã phê duyệt để chung tay cùng Chính phủ, cộng đồng và các đối tác ứng phó dịch Covid-19. 

 

       Nguồn tin: Thanhnien.vn

Bài viết khác